Header Ads

Mách bạn kinh nghiệm khi mua lại xe ô tô cũ

Xe cũ đôi khi cũng là sự lựa chọn của rất nhiều người, nhưng làm cách nào để chọn mua được xe cũ chất lượng, bài viết sau sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm khi mua xe ô tô cũ giúp các bạn có đủ kiến thức khi chọn mua một em "xế" cũ cho riêng mình.

Đôi khi bằng nhiều lý do khác nhau, như điều kiện tài chính còn eo hẹp, hay thậm chí chỉ là sở thích sưu tầm của bạn, mà chúng ta thường chọn mua xe cũ đã qua sử dụng để làm phương tiện đi lại cho chính mình. Tuy nhiên, dù có là mục đích nào thì việc mua được một mẫu xe cũ chất lượng, phù hợp với số tiền bỏ ra là một mong muốn của tất cả mọi người. Điều đó sẽ trở nên dễ dàng hơn cho bạn nếu chúng ta nắm được một số kinh nghiệm cần thiết cho việc chọn lựa này. Một số lưu ý bạn cần nhớ đó chính là kiểm tra số km mà xe đã đi, tình trạng xe và hồ sơ giấy tờ đi kèm.


kinh nghiệm khi mua xe ô tô cũ
Xe đã đi nhiều hay chưa?

Thông thường, người mua chỉ biết đến tình trạng xe đã chạy nhiều hay ít thông qua chỉ số ODO hiển thị trên bảng đồng hồ. Tuy nhiên, số công tơ mét này đôi khi sẽ không còn chính xác nữa, bởi hiện nay có rất nhiều cách có thể chỉnh sửa thông số này thông qua các công cụ hiện đại. Do đó, hãy tỉnh táo và kiểm tra chi tiết bằng chính những phụ kiện có trên xe, sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất. Hãy lần lượt kiểm tra các bộ phận sau.

Lốp xe

kinh nghiệm khi mua xe ô tô cũ

Lốp xe là một thiết bị giúp bạn dễ nhận biết xe đã được đi nhiều hay ít một cách dễ nhất. Nếu lốp đã mòn thì chứng tỏ xe đã được đi khá nhiều. Về cơ bản, một chiếc lốp có thể duy trì được trong vòng 5 tới 6 vạn km (xe ô tô con). Do đó, căn cứ vào độ hao mòn của lốp bạn sẽ tính toán được số km mà xe đã chạy. Tuy nhiên, cách làm này có thể là vô dụng, nếu chủ cũ đã tiến hành thay lốp xe mới. Do đó, bạn sẽ cần kiểm tra thêm các phụ kiện khác.

Đĩa phanh

Phanh đĩa cũng là một bộ phận giúp bạn dễ nhận biết tình trạng của xe. Để kiểm tra, dùng ngón tay miết lên bề mặt đĩa phanh và quan sát, nếu xuất hiện nhiều rãnh và gờ trên bề mặt đĩa phanh cho thấy xe đã được đi nhiều hoặc hay chạy trên những khu vực đường dốc hay phải phanh liên tục khiến cho đĩa phanh bị hao mòn.

Khoang máy


Nhìn vào khoang máy và khu cổ ống xả bạn cũng có thể biết được xe đã được đi nhiều hay chưa, thông qua vết chảy dầu trên các bộ phận máy, nhưng điều này sẽ khó nhận biết được nếu trước đó, các khu vực này đã được lau chùi và làm sạch. Để yên tâm hơn, bạn có thể nhờ tới một người am hiểu về xe để được kiểm tra chính xác nhất.

Một vài chi tiết khác cũng có thể giúp bạn đánh giá được tình trạng chất lượng của xe như chân phanh, côn, vô lăng, ghế da, cần số…

Xe đã bị va quệt, tai nạn chưa?

Để kiểm tra xem xe có từng bị va đập hay biến dạng do tai nạn, va quệt hay không bạn có thể kiếm tra một số khu vực như nắp capo, mép các cánh cửa, cửa sau và nắp cốp hậu. Thông thường ở những vị trí này sẽ có một đường gân chạy dọc theo các mép của các chi tiết đó, nếu có va chạm mạnh xảy ra, các đường gân sẽ bị biến dạng hoặc bong ra. Ngoài ra, bạn có thể dùng móng tay bấm nhẹ vào đường gân, nếu chúng tự đàn hồi trở lại chúng tỏ đường gân còn nguyên vẹn, trường hợp không bấm lún được thì chúng đã bị thay thế.


Ngoài ra, cần kiểm tra xem đường keo chỉ có bị nối không thông qua sự liền mạch của chúng và quan sát hai đầu sắt xi tại đầu, đuôi xe, đèn pha, chân két nước, đèn hậu, giàn nóng điều hòa… Nếu có những biến dạng bất thường xuất hiện hay đã bị thay thế thí chứng tỏ chiếc xe đã từng bị tai nạn.
Kiểm tra hồ sơ giấy tờ

Trong trường hợp tốt nhất, việc mua xe cũ nên được thực hiện và trao đổi trực tiếp với chính chủ của xe, giúp các thủ tục liên quan tới giấy tờ, hợp đồng được thực hiện dễ dàng hơn. Khi hợp đồng được hoàn tất, bạn chỉ cần đi làm thủ tục sang tên chủ mới cho chiếc xe là được.

Nếu xe không phải là của chính chủ xe trực tiếp làm hợp đồng mua bán với bạn, thì cần yêu cầu giấy ủy quyền của người sở hữu xe. Đừng quyên tham khảo ý kiến của các cong chứng viên về sự hợp pháp mua bán cần thiết để tránh xảy ra rủi ro sau này.

Ngoài ra, với những trường hợp mua bán không cần ra phòng công chứng thì bạn nên cảnh giác cao độ để tránh bị lừa gạt và rủi ro sau này có thể xảy ra.

Nguồn tin tổng hợp
Được tạo bởi Blogger.
VIETAD
VIETAD