Header Ads

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 36

Chỉ còn 4 tuần nữa là cục cưng của bạn bước ra cuộc sống bên ngoài tử cung mẹ. Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 36 có gì thay đổi để chuẩn bị cho hành trình mới này?

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 36

Tử cung của mẹ ngày càng chật chội hơn khi cân nặng của bé đã tăng lên 2.6 kg và chiều dài cơ thể khoảng 47.5 cm. Từ khoảng thời gian này đến khi sinh, bé sẽ tăng lên khoảng 28 gam mỗi ngày.
  • – Mọi cơ quan đã trưởng thành và sẵn sàng đi ra ngoài bất cứ khi nào. Cơ quan duy nhất vẫn đang phát triển là phổi.
  • – Nếu tuần này bé di chuyển xuống ống dẫn sinh, mẹ có thể cảm thấy “dễ thở” hơn đôi chút.
  • – Mỡ dưới da ngày càng tăng lên, đặc biệt là ở phần cổ và cổ tay.
  • – Da của bé lúc này có thể thấy đích thực là da em bé, khi dần trở nên mềm mịn hơn.
  • – Lợi của bé rất cứng và chắc vào tuần 36.
  • – Thận của bé đã phát triển đầy đủ và gan đã bắt đầu xử lý chất thải.
  • – Trong ruột của bé lúc này cũng đã chứa đầy chất thải và phân, sẽ hình thành nên phân của trẻ sơ sinh sau khi bé sinh ra đời. Một số em bé không thể “nhin” được lâu hơn, và có thể thải ra ngoài ngay khi còn ở trong bụng mẹ, khiến cho nước ối trong veo sẽ chuyển sang màu đậm hơn, hoặc xanh sẫm.
  • – Bé hầu như không cần đến lông tơ và chất nhầy bao quanh cơ thể để bảo vệ da nữa, những lớp này cũng dần hết đi trên da bé.
  • – Cơ bắp của bé ngày càng hoàn thiện.
  • – Phần sọ não của em bé là một cấu trúc phức hợp và phần xương bên trong sẽ không thực sự kết hợp cho đến khi bé lớn lên.
Mẹ thay đổi như thế nào đối với sự phát triển của thai nhi tuần thứ 36?

Các mẹ ơi, các mẹ có cảm thấy mình rất nặng, nóng nảy và mệt mỏi nhiều hơn, và cảm thấy lo lắng đôi chút?

Từ tuần này, mẹ sẽ có thể tận hưởng cảm giác “sa bụng” nếu em bé bắt đầu đi xuống ống dẫn sinh. Quá trình này sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ hô hấp hơn, giảm các cơn ợ nóng và khó tiêu. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ cảm thấy áp lực tác động lên vùng bụng dưới, khiến cho việc đi bộ trở nên khó khăn hơn, và có thể mẹ sẽ muốn đi tiểu nhiều hơn. Mỗi đêm, mẹ có thể đi vệ sinh một vài lần. Tử cung trở nên quá lớn và tác động đến bàng quang, khiến nó không cần tích quá nhiều nước để tạo cảm giác mắc tiểu như trước, chỉ một lượng nước tiểu ít thôi cũng đã có thể gây nên cảm giác này.

Nếu bạn cảm thấy một ngày trở nên yên ắng lạ thường, hãy chạm vào phần trên của bụng bầu và nhìn thấy những cử động của chân bé. Bạn có thể nhìn thấy rìa chân của bé, khuỷu tay hoặc đầu gối. Nếu bạn dùng ngón tay chạm vào bụng mình nhẹ nhàng, em bé sẽ phản ứng lại. Thậm chí, nếu ông xã của bạn cũng tham gia vào cuộc giao tiếp này, bé cũng đáp lại với những tương tác này.

Ngoài ra, các cơn chuyển dạ giả có thể diễn ra thường xuyên hơn. Có một quy tắc chung mà các mẹ cần nhớ để đối phó với các cơn chuyển dạ giả. Nếu bạn đã mang thai đủ ngày đủ tháng, không gặp bất cứ biến chứng mang thai nào và nước ối vẫn chưa vỡ, em bé thường sẽ chào đời khi mà những cơn chuyển dạ kéo dài khoảng 1 phút, và đến sau mỗi 5 phút trong vòng 1 tiếng đồng hồ.

Bạn cũng cần gọi cho bác sĩ ngay nếu phát hiện bé cử động ít dần, hoặc bạn có cảm giác vỡ nước ối, bị chảy máu âm đạo, cảm sốt, đau đầu nghiêm trọng hoặc không nhìn thấy rõ.

Bắt mạch cảm xúc của mẹ bầu tuần này

Một lần nữa cảm giác vài tuần dài như vô tận lại xuất hiện trong đầu bạn, 9 tháng mang thai tưởng chừng không thấy hồi kết, đặc biệt là khi các triệu chứng mang thai ngày càng đè nặng lên người mẹ.

Đối với các bà mẹ mang thai lần hai hoặc lần 3, mẹ sẽ cảm thấy không quá vội vàng, vì vẫn còn một vài tuần nữa. Các mẹ vẫn còn rất nhiều thứ cần được sắp xếp trước khi em bé ra đời. Hãy nhớ để chồng mình cùng tham gia vào công việc chuẩn bị cho sự ra đời của bé, bạn không cần phải làm mọi thứ một mình.

Nếu mẹ bầu đi làm việc, đây có thể là lúc bạn bắt đầu kỳ nghỉ thai sản. Bạn sẽ có nhiều thời gian để chuẩn bị cả về vật chất lẫn tinh thần cho kỳ sinh con và chăm sóc con sau sinh. Trở thành ba mẹ là một sự thay đổi lớn từ việc bạn nhìn nhận vai trò của mình như thế nào, và bạn thay đổi để hòa hợp với cuộc sống mới ra sao. Và cả bố và mẹ đều cần nhiều thời gian để tự điều chỉnh.



Được tạo bởi Blogger.
VIETAD
VIETAD