Cách đuổi muỗi trong nhà hiệu quả, dễ làm
Bắt đầu từ tháng 3 thời tiết đã bắt đầu ấm dần lên tuy nhiên lại kéo theo kiểu thời tiết nóng và nồm ẩm dể làm cho côn trùng trong đó có loài muỗi thuận lợi sinh sôi nảy nở. Nó là mầm mống gây ra những bệnh như sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đặc biệt với trẻ nhỏ.
Mẹo chống muỗi trong mùa nồm ẩm theo cách dân gian
Một vài nghiên cứu đã cho thấy rằng loài muỗi không thích mùi bạc hà, mùi của vỏ quýt, mùi lá đinh hương hay mùi hoa oải hương. Cha mẹ có thể sử dụng vỏ quýt, lá bạc hà hay những loại hoa trên phơi khô, sau đó bỏ vào túi lưới và để vào các góc trong gian nhà của mình. Cách làm này vừa có thể đuổi muỗi, ngăn muỗi đến gần bé yêu nhà bạn, hơn nữa lại có thể làm không khí trở nên trong lành, dễ chịu.
Nhiều bà mẹ thích dùng phương pháp nhỏ một vài giọt tinh dầu chanh hoặc tinh dầu quýt vào trong nước tắm của con. Cách làm này cũng rất hiệu quả vì nó có thể làm cho da của bé luôn có những mùi hương mà muỗi không thích. Tuy nhiên nên chú ý không được nhỏ quá nhiều vì như vậy có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé.
Nhỏ tinh dầu hoa oải hương lên ga trải giường cũng là cách được nhiều mẹ sử dụng. Nhưng tác dụng của phương pháp này không kéo dài, thường chỉ là từ 1 đến 3 giờ.
Vỏ quýt sẽ giúp đuổi hết lũ muỗi đang vo ve chực đốt bé yêu
Sử dụng lưới chống muỗi
Mùa hè là thời điểm muỗi phát triển và sinh sôi rất nhiều. Nếu người lớn không chú ý, bé có thể bị muỗi đốt. Nguy hiểm hơn, bé có thể bị mắc các bệnh lây nhiễm khi bị muỗi đốt. Cách tốt nhất để bảo vệ bé, đó là bạn hãy sử dụng lưới chống muỗi. Thêm vào đó, hãy dọn khu vực xung quanh nhà và rắc vôi bột để muỗi không còn nơi cư trú.
Người lớn nên chú ý giữ vệ sinh ngay trong nhà và cả khu vực sân vườn. Có thể dùng lưới chống muỗi chặn ở các lỗ thông gió hay cửa sổ để ngăn côn trùng. Khi bé không ở nhà, người lớn hãy dùng thuốc xịt muỗi và phun vào trong gầm giường, các ngóc ngách trong nhà, đặc biệt là khu vực phía sau các tủ. Tuy nhiên, vì mùi thuốc này không tốt cho bé nên người lớn cần chú ý chỉ cho bé về nhà khi trong nhà không còn mùi thuốc và không khí hoàn toàn trong sạch để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì chính nhiệt độ cơ thể cao cùng lượng axit lactic có trong máu đã thu hút muỗi. Hơn nữa, vào mùa hè, mồ hôi cơ thể toát ra nhiều càng dễ khiến bé bị muỗi đốt. Để bé yêu được an toàn, người lớn cần nhớ phải thay quần áo và tắm sạch sẽ rồi mới được bế bé yêu.
Vài mẹo vặt đuổi muỗi
Hiện nay tình hình thành phố xuất hiện nhiều muỗi và dịch sốt xuất huyết còn hoạt động khá mạnh. Xin giới thiệu với bạn mấy cách đơn giản để bắt và đuổi loại côn trùng này.
Cách bắt muỗi
1- Cho độ 5-10 ml nước đường hoặc bia vào chai, lắc mạnh rồi đặt ở nơi nhiều muỗi. Ngửi thấy mùi này, muỗi sẽ bay vào và không biết đường ra.
2- Bật máy hút bụi, chờ khi tốc độ quay đạt đến độ cao nhất, đưa đầu hút bụi vào nơi có muỗi. Chúng sẽ bị hút vào và chết.
Và cách đuổi muỗi
1- Vẩy một ít nước hoa hoặc đặt một bát tỏi đã nghiền nát vào nơi muỗi thường bay đến. Mùi nước hoa và vị cay của tỏi làm muỗi rất “ngại”.
2- Đặt trong nhà một bồn hoa dạ lan hoặc bạc hà.
3- Ở nơi nhiều muỗi, bạn có thể đặt một hộp dầu con hổ hoặc chai dầu gió, muỗi ngửi thấy sẽ bay đi chỗ khác.
4- Mặc quần áo trắng hoặc nhạt màu. Loại quần áo này có tính phản quang mạnh, có tác dụng đuổi muỗi.
Muỗi có tập tính ưa sáng, thích sống trong môi trường nóng, tối và ẩm, ngày ẩn đêm ra, do vậy, buổi tối ngày hè có thể áp dụng biện pháp tắt đèn trong nhà, mở cửa sổ, để muỗi bay ra khỏi nhà, sau đó đóng kín cửa và cửa sổ để tránh muỗi bay vào.
Tìm cách hạ thấp độ ẩm không khí trong nhà, nhất là trong mùa mưa, cố gắng kiểm soát độ ẩm trong nhà ở khoảng 50% là lý tưởng nhất. Để hộp dầu cù là hoặc dầu gió mở nắp hay đặt một vài chậu hoa nhỏ như hoa dạ hương, hoa nhài, hoa mi lan, bạc hà hoặc hoa hồng v.v trong phòng ngủ, mùi dầu và mùi thơm của các loại hoa này sẽ làm cho muỗi sợ và bay đi.
Lắp bóng đèn màu cam trong nhà, hoặc dùng giấy bóng kính màu cam bọc ngoài bóng đèn, khi bật đèn, muỗi sẽ bay đi chỗ khác vì sợ ánh sáng màu này.
Cho nước đường hoặc bia vào chai thủy tinh đặt ở chỗ tối, ngửi thấy mùi rượu ngọn, muỗi sẽ chui vào chai, chúng sẽ bị dính vào nước đường và bia mà chết.
Đốt bã chè và vỏ quít sau khi phơi khô có thể đuổi muỗi.
Ăn tỏi sống và uống thuốc vi-ta-min B, mùi mồ hôi bài tiết ra sau quá trình trao đổi chất của cơ thể, cũng sẽ khiến muỗi không dám đến gần.
Thực ra, chúng ta tiêu diệt mỗi bằng tay trên cửa lưới chống muỗi, gồm cửa ra vào và cửa sổ trước khi trời tối và sáng sớm khi thức dậy mỗi ngày cũng là một cách diệt muỗi đơn gian nhất, kinh tế nhất và hiệu quả nhất.
Hiệu quả đuổi muỗi của hương muỗi cắm điện cũng khá, nói chung là có thể duy trì 6-8 tiếng đồng hồ. Máy đuổi muỗi dạng tinh dầu cắm điện là tiện nhất. Nếu tính một ngày dùng 8 tiếng, một lọ tinh dầu có thể sử dụng liên tục 30 ngày. Nhưng bất kể là hương muỗi cắm điện hay dạng tinh dầu cắm điện đều chứa chất hóa học hữu cơ có hại cho sức khoẻ. Nếu dùng trong phòng kín có thể gây phản ứng không tốt. Bởi vậy, nên đảm bảo lưu thông không khí khi sử dụng hương muỗi. Thời gian sử dụng hương muỗi tốt nhất là nửa tiếng trước khi ngủ.
Chuyên gia giới thiệu sử dụng đèn bắt muỗi, không gây ô nhiễm. Tia tử ngoại có thể thu hút muỗi, dùng bóng đèn như muỗi bay vào mặt lưới, dòng xung điện áp sẽ tiêu diệt muỗi trong nháy mắt. Đèn bắt muỗi tốt nhất để ở chỗ cao hơn đầu gối, không nên để cách mặt đất quá 1,80 mét. Tốt nhất nên thường thay đổi vị trí để đèn. Khi sử dụng đèn bắt muỗi, nên tắt hết các nguồn sáng khác trong nhà, vì nếu bị nhiễu bởi các nguồn sáng khác, muỗi không thể cảm nhận được ánh sáng của đèn bắt muỗi, làm giảm hiệu quả diệt muỗi. Cho thêm ít nước và dấm vào hộp đựng muỗi của đèn bắt muỗi sẽ tăng hiệu quả diệt muỗi, vì muỗi có tập tính ưa mùi chua.
Ban ngày chống muỗi rất khó, khi đi ra ngoài tốt nhất nên mặc quần áo dài. Không nên đứng ở những nơi ẩm ướt có rêu xanh và lùm cỏ, ngoài ra có thể bôi kem chống muỗi. Nói tóm lại, sử dụng cách chống muỗi và đuổi muỗi thế nào còn tùy thuộc điều kiện và tình hình của từng người, chúc bạn có những ngày hè thoải mái , vui vẻ mà không bị muỗi quấy rầy.
Trống cây đuổi muỗi cho mọi nhà
Thật khó chịu khi bị muỗi đốt hay nghe tiếng muỗi vo ve bên tai. Không cần xịt thuốc mà muỗi vẫn chết? Thật đơn giản, ngay hôm nay bạn hãy thử trồng cây Ngũ gia bì chân chim – cây sẽ giúp bạn góp phần cải thiện môi sinh.
Cây Ngũ gia bì chân chim hay còn gọi là Chân chim, Sâm nam, cây Chân vịt, tên khoa học Schefflera octophylla Lour, họ ARALIACEAE. Trong Đông y dùng Vỏ cây phơi hoặc sấy khô là vị thuốc trong Đông y dùng chữa tê thấp, đau nhức xương. Dược điển Việt Nam năm 1983 đã ghi nhận điều này. Trong thực tế, những người sống ở vùng ẩm thấp thường trồng cây này trong vườn nhà, quanh tường vừa làm cây cảnh vừa có tác dụng trừ muỗi rất tiện lợi.
Theo Cơ quan nghiên cứu Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thì cây Ngũ gia bì có khả năng chống ô nhiễm và khử được khí độc Formaldehyd trong nhà.Chúng tôi đã thử trồng nhiều chậu Ngũ gia bì chân chim và đặt gần thềm bậc cửa ra vào đã thấy đổi khác rõ rệt: trước đây chưa có cây này, mỗi khi mở cửa thấy đàn muỗi dầy đặc, ùa vào nhà, vây quanh người rất khó chịu, nay muỗi tự tản đi, không thấy quanh thềm, gần cửa nữa.
Cách đuổi muỗi tự nhiên này đã tránh không phải dùng bơm xịt muỗi (chứa hoá chất bốc hơi hắc, ít nhiều có độc hại) lại không mất công, tốn tiền mua thuốc. Mong “Cây thuốc quý” phổ biến rộng cho bà con áp dụng, vừa có cây xanh, vừa để xua đuỏi muỗi, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người.
Cây sả đuổi muỗi
Chuẩn bị những dụng cụ này nhé:
- Vài nhánh sả tươi còn gốc
- Cốc hoặc lọ đựng
Cách làm:
Bước 1: Cắt bỏ phần ngọn của nhánh sả sao cho toàn bộ nhánh sả dài khoảng 15cm. Ngâm sả vào nước rồi để ở nơi thoáng mát có ánh sáng mặt trời.
Bước 2: Sau khoảng 2 ngày, bạn sẽ thấy sả bắt đầu ra rễ và sau khoảng 1 tuần thì lá sẽ bắt đầu đâm ra.
Bước 3: Các bạn chú ý cách vài ngày thì thay nước một lần nhé! Cứ làm vậy thì sau khoảng 2 tuần, nhánh sả của bạn sẽ ra đủ rễ và lá để có thể trồng thành cây.
Bước 4: Trồng cây sả vào đất. Trong khoảng 2 - 3 ngày đầu, các bạn chú ý tưới đẫm đất để cây nhanh thích nghi được với môi trường mới. Đến tuần thứ 3 là cây sẽ bắt đầu phát triển bình thường rồi!
Chỉ sau khoảng 1 tháng thôi là bạn đã có 1 cây sả nhiều lá đấy!
Nguồn www.idayroi.com