Header Ads

Cây mật nhân có tác dụng gì? Những điều cần biết về cây mật nhân

Trong những ngày qua người tiêu dùng lại xôn sao về thông tin Sâm Alipas thực chất không phải là sâm mà nó là cây mật nhân hay mật nhơn, còn gọi là cây bá bệnh, bách bệnh hay hậu phác nam có danh pháp hai phần là Eurycoma Longifolia.


Đây là loại cây mộc, được biết đến là một vị thuốc thường được dùng trong đông y. Tên Mã Lai của loài cây này là "tongkat ali" và tên Indonesia là "pasak bumi", và "longjack" là tên gọi trong tiếng Anh.Vậy cây mật nhân có tác dụng gì các bạn hãy cùng 8chiase.com tìm hiệu nhé ! 

hình ảnh cây mật nhân

Cây mật nhân là cây gì? Làm thế nào để nhận biết được cây mật nhân

Cây mật nhân còn được gọi là cây bá bệnh. Đây là một loại cây thuốc quý hiếm được đồn đại là có khả năng chữa bách bệnh trong nhân gian. Chính vì thế nó mới có tên gọi khác là “cây bá bệnh” hay “cây bách bệnh”.

Ngoài ra cây mật nhân còn có một số tên gọi khác nữa như: cây mật nhơn hay cây hậu phác nam. Tại một số quốc gia khác nó còn có tên là: Tongkat ali (Malaysia), Pasak bumi (Indonesia), Tho nan (Lào), Antongsar, antogung sar (Campuchia) và tên tiếng Anh gọi là longjack…. Tên khoa học của cây mật nhân là “Eurycoma longifolia Jack”. (Crassula pinnata Lour). Nó thuộc họ thanh thất Simaroubaceae, chi Eurycoma.

hình ảnh quả mật nhân

Đặc điểm nhận biết cây mật nhân: Cây mật nhân cao tối đa khoảng 15m, nó thường mọc dưới những tán lá của những cây lớn hơn. Xung quang thân có nhiều lông, thuộc loại lá kép, không có cuống, mỗi cành lá gồm từ 13 cho đến 42 lá nhỏ đối nhau (như trong hình). Mặt trên của lá mật nhân có màu xanh, mặt dưới màu trắng.

Một vài đặc điểm khác của cây mật nhân: Mỗi cây mật nhân chỉ ra một loại hoa đực hoặc hoa cái. Hoa của nó có mày đỏ nâu, mọc thành chùm và nở vào khoảng tháng 3, tháng 4 hàng năm. Trên mỗi hoa có 5-6 cánh rất nhỏ, cây mật nhân ra quả vào khoảng tháng 5-6, quả mật nhân có màu xanh, khi chín chuyển sang màu đỏ sẫm. Quả có hình trứng, hơi dẹt, có rãnh ở giữa, dài 1-2cm, bề ngang khoảng 0,5-1cm. Mỗi quả có chứa 1 hạt, bề mặt hạt có nhiều lông ngắn.
Bộ phận sử dụng làm thuốc của cây mật nhân: Trừ lá ra hầu như các bộ phận của cây mật nhân đều có thể sử dụng để làm thuốc như: rễ, vỏ thân và quả mật nhân.

Những tác dụng của cây mật nhân

Theo một số tài liệu đông y cổ cùng các nghiên cứu khoa học người ta đã chứng minh được cây mật nhân có tác dụng rất tốt đối với chức năng sinh lý của nam giới. Ngoài ra nó còn một số tác dụng nữa nhưng vẫn không thể coi là thần dược chữa bách bệnh như 1 số người đã lầm tưởng mà chỉ có những tác dụng nhất định.

Giúp tăng cường sinh lý nam giới được coi là tác dụng nổi trội nhất của cây mật nhân. Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng cây mật nhân có tác dụng giúp tăng cường sức khỏe tình dục ở nam giới. Nó có khả năng kích thích cơ thể tăng tiết hormon giới tính nam tự nhiên, ngăn chặn những dấu hiệu suy giảm chức năng sinh lý khi bước vào độ tuổi trung niên, tăng cường chất lượng tinh trùng, chống xuất tinh sớm…

Hình ảnh củ mật nhân

Ngoài những tác dụng tốt cho sinh lý nam giới, cây mật nhân còn được chứng minh là có tác dụng tốt với cả phụ nữ. Nhất là với chị em khí hư huyết kém, ăn không tiêu, đầy hơi, cơ thể suy nhược, chữa kiết lỵ, tiêu chảy. Với người bị ghẻ lở, ngứa có thể dùng lá mật nhân nấu nước tắm.

Cấm không được sử dụng cây mật nhân cho phụ nữ mang thai.

Tóm lại: Tuy mật nhân không phải là loại cây thần dược có khả năng chữa bách bệnh nhưng có thể nói đây là một loại cây thuốc quý, có công dụng rất tốt với nhiều loại bệnh khác nhau như đã nói ở trên. Tuy nhiên, để sử dụng cây mật nhân như thế nào cho đúng và có hiệu quả cao nhất thì cần phải nghiên cứu, tìm hiểu. Tốt nhất vẫn nên mua các loại thuốc đã chiết xuất sẵn rồi. Tránh tự ý dùng theo cách dân gian, vừa không có hiệu quả cao lại có nguy cơ phản tác dụng.

Chúc các bạn mạnh khỏe! Xin cảm ơn vì đã đọc hết bài viết này!

Nguồn tổng hợp

Được tạo bởi Blogger.
VIETAD
VIETAD