Header Ads

Bitconnect rớt không phanh sau khi thông báo ngừng hoạt động

Nền tảng cho vay tiền mã hóa Bitconnect dừng hoạt động, giá trị sụt giảm 10 lần

Bitconnect rớt không phanh sau khi thông báo ngừng hoạt động 

Có rất nhiều nhà đầu tư Việt Nam tham gia Bitconnect.

Bitconnect là một trong những nền tảng cho vay tiền mã hóa phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, hay còn được gọi là nền tảng Lending (cho vay) và MLM (Multi-level Marketing – đa cấp). Không chỉ phổ biến trên thế giới, Bitconnect cũng được rất nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam biết đến và tham gia.

Tuy nhiên theo một thông báo sáng nay, Bitconnect chính thức dừng hoạt động cho vay và tạm thời đóng sàn giao dịch nội bộ của mình. Bitconnect cũng cho biết sẽ rút đồng crypto của mình khỏi Coinmarketcap.

Theo thông báo trên trang chủ của Bitconnect, toàn bộ tiền của nhà đầu tư sẽ được trả lại dưới dạng đồng Bitconnect với giá quy đổi 363,6 USD/Bitconnect (mức giá trung bình trong 15 ngày gần đây nhất).

Sàn giao dịch nội bộ của Bitconnect sẽ tạm thời được đóng trong vòng 5 ngày. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào nhà đầu tư có thể bán lại các đồng Bitconnect đã được trả để thu hồi vốn.

Trong ngày hôm qua, giá của một đồng Bitconnect dao động ở mức 240 USD, trong khi cách đây một tuần còn chạm mốc kỷ lục 400 USD. Tuy nhiên ngay sau khi thông báo này được đưa ra, giá đã sụt giảm nghiêm trọng xuống còn 35 USD.

Vị trí xếp hạng của Bitconnect trên Coinmarketcap cũng tụt từ hơn 20 xuống 99. Giá trị của Bitconnect sụt giảm do các nhà đầu tư bán tháo trên sàn giao dịch ngoài như HitBTC hay CoinExchange.

Bitconnect cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc dừng hoạt động cho vay của mình:
  • Các tin tức xấu trên phương tiện truyền thông khiến cho các nhà đầu tư cảm thấy thiếu tự tin vào nền tảng này và không thu hút được các nhà đầu tư mới.
  • Bitconnect đã nhận được hai yêu cầu dừng hoạt động tại các bang Texas và Carolina tại Mỹ. Các vấn đề pháp lý này có thể tiếp tục trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai.
  • Bitconnect bị tấn công DDOS liên tục trong mấy ngày trở lại đây. Sự gián đoạn đã khiến cho nền tảng hoạt động không ổn định.

Tuy nhiên, việc dừng hoạt động cho vay và đóng sàn giao dịch nội bộ không có nghĩa đồng crypto này sẽ trở nên vô dụng. Bitconnect cho biết họ sẽ tiếp tục hỗ trợ và phát triển hệ sinh thái của mình. Sắp tới, Bitconnect có thể mở một nền tảng thương mại điện tử cho phép mua bán hàng hóa bằng đồng Bitconnect Coin.

Đột nhập vào chuồng ‘trâu cày’ Bitcoin trị giá hơn 10 tỷ đồng tại Hà Nội

Đào bitcoin, cày bitcoin hay còn gọi là khai thác bitcoin (bitcoin Mining) là thuật ngữ diễn tả quá trình xử lý và xác nhận thanh toán nhanh chóng trên hệ thống mạng lưới bitcoin.

Muốn kiếm được bitcoin, bạn phải có máy chủ mà phải là máy chủ cấu hình cực “khủng”, sau đó bạn tiến hành cài đặt phần mềm vào máy chủ. Ở Việt Nam, máy chủ còn được gọi là “trâu cày” bitcoin, và một “chuồng trâu” sẽ có rất nhiều máy chủ hoạt động.

Một góc nhỏ chuồng trâu 10 tỷ đồng. (Ảnh: Việt Vũ)

Ở Việt Nam, máy chủ còn được gọi là “trâu cày” bitcoin, và một “chuồng trâu” sẽ có rất nhiều máy chủ hoạt động. (Ảnh: Việt Vũ)

Để đầu tư máy cày bitcoin cần bỏ ra một khoản tiền không hề nhỏ. (Ảnh: Việt Vũ)

Tiếp đến, phải đăng ký tài khoản để tham gia vào mạng lưới bitcoin (Một trang uy tín như https://ghash.io/) lấy pool (Hiểu đơn giản là dịch vụ cung cấp các phần mềm cày bitcoin, các thông tin quan trọng cần được xử lý từ hệ thống BTC); sau đó, cho phần mềm chạy thì quá trình đào bitcoin sẽ tự động diễn ra.

Để tìm hiểu 1 “chuồng trâu”, PV đã liên hệ với anh Dũng – một thợ cày bitcoin có tiếng trong giới tiền ảo Hà Nội.

Một “chuồng trâu” cỡ nhỏ sẽ có khoảng dưới 100 máy, cỡ trung sẽ dao động từ 100 – 999 máy và cỡ lớn trên 1.000 máy chủ. (Ảnh: Việt Vũ)

Theo anh Dũng, một “chuồng trâu” cỡ nhỏ sẽ có khoảng dưới 100 máy, cỡ trung sẽ dao động từ 100 – 999 máy và cỡ lớn trên 1.000 máy chủ.

Cá biệt, anh Dũng tiết lộ có 1 “chuồng trâu” siêu lớn nằm ở ngay miền Bắc có số lượng máy chủ lên tới 4.200 máy.

Còn tại “chuồng” anh Dũng có khoảng 300 – 500 máy đang hoạt động, giá trị tương đương trên dưới 10 tỷ đồng.

Một “chuồng trâu rất đơn giản”, chúng chỉ gồm nhiều máy chủ được xếp gọn gàng được kết nối thông qua 1 phần mềm quản lý.

Ngoài ra, trong “chuồng” còn có hệ thống làm mát cùng 2 – 3 người trực 24/24h để xử lý các tình huống phát sinh.

Một “chuồng trâu rất đơn giản”, chúng chỉ gồm nhiều máy chủ được xếp gọn gàng được kết nối thông qua 1 phần mềm quản lý. (Ảnh: Việt Vũ)

Trên thị trường hiện tại có 2 dòng máy chủ (chúng còn được gọi với cái tên là “thợ mỏ”) phục vụ cho việc đào Bitcoin. Trong đó, máy chủ thuộc dòng ASIC: S9, L3, A4+, D3,… giá bán của dòng ASIC phụ thuộc vào số lượng card đồ họa nằm trong máy chủ và phụ thuộc vào đời card.

Cụ thể, giá trung bình của dòng ASIC ANT Miner S9 được bán trên trang chủ của hãng có giá dao động khoảng 1.800 – 3.000 USD, tương đương 40 – 80 triệu đồng/máy chủ.

Nhiều kênh phân phối chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin và Litecoin với giá trị quy đổi tương tự. Trong trường hợp đặt cọc trước với nhà phân phối, giá bán sẽ rẻ hơn 1 nửa.

Trên thị trường hiện tại có 2 dòng máy chủ (chúng còn được gọi với cái tên là “thợ mỏ”) phục vụ cho việc đào Bitcoin là ASIC và VGA. (Ảnh: Việt Vũ)

Giá bán của chúng tương đương 40 – 80 triệu đồng/máy. (Ảnh: Việt Vũ)\

Theo anh Dũng, một chủ chuồng “trâu cày” tiền ảo, giá trị của máy chủ có thể thay đổi theo từng ngày, từng tháng, tùy thuộc vào giá trị của đồng tiền ảo cao hay thấp.

Đơn cử, dòng máy chủ S9 hồi đầu năm chỉ được rao bán khoảng 30 – 40 triệu đồng, nhưng vào thời điểm hiện tại, chúng có thể lên tới 80 triệu, thậm chí là 100 triệu đồng/máy.

Dòng máy chủ thứ 2 phục vụ cho việc đào tiền ảo là dòng VGA hay còn gọi cái tên là “trâu”. Dòng VGA lại chia ra làm 2 loại, “trâu xanh” và “trâu đỏ” với giá trị tương đương nhau

Đối với “trâu đỏ”, máy sử dụng card đồ họa của AMD, với biểu tượng màu đỏ. Trong đó, các dòng card chính của AMD được sử dụng trong việc đào tiền ảo là: RX 470; 480;…. (Ảnh: Việt Vũ)

Trong khi, “trâu xanh” sử dụng card đồ họa của Nvidia, với biểu tượng màu xanh. Card đồ họa chính thường được sử dụng là: GTX 1080TI; GTX 1070 TI; 1060 TI và rẻ tiền nhất là GTX 1050 TI.

Đối với “trâu đỏ”, máy sử dụng card đồ họa của AMD, với biểu tượng màu đỏ. Trong đó, các dòng card chính của AMD được sử dụng trong việc đào tiền ảo là: RX 470; 480;….

Giá của “trâu xanh” và “trâu đỏ” cũng phụ thuộc vào số lượng card được tích hợp trên máy chủ và dòng card sử dụng. Giá bán của chúng cũng tương tự như dòng ASIC.

Ngoài máy chủ, trong chuồng còn phải trang bị hệ thống làm mát để giảm nhiệt độ khi hoạt động. (Ảnh: Việt Vũ)

Bên trong một “chuồng trâu”. (Ảnh: Việt Vũ)

Theo: VTC
Được tạo bởi Blogger.
VIETAD
VIETAD