Header Ads

Bất ngờ phút chót G20 lại có quan điểm khá tích cực về tiền ảo Bitcoin

Nhiều người lo lắng khi các quốc gia G20 nhóm họp để kiểm soát chặt chẽ hơn đồng tiền ảo bitcoin nhưng cuối cùng, các quốc gia phát triển nhất thế giới lại có quan điểm khá tích cực.


Hồi tuần trước, các quốc gia phát triển nhất thế giới thuộc nhóm G20 nhận được sự "cầu cứu" của Nhật Bản trong việc kiểm soát và điều hành thị trường bitcoin nói riêng và thị trường tiền ảo toàn cầu nói chung.

Sở dĩ, Nhật Bản phải cầu cứu vì quốc gia này liên tục gặp phải những sự cố khi mở cửa với tiền kỹ thuật số. Đáng chú ý trong số đó là việc hacker đánh cắp hàng trăm triệu USD, lỗi tiền ảo về 0 đồng hay sàn giao dịch bị tấn công.

Ông Mark Carney.

Đáp lại lời kêu gọi này, G20 ủy quyền cho Ủy bản Ổn định Tài chính toàn cầu (FSB) chịu trách nhiệm tổ chức họp và thực hiện các chính sách đảm bảo ổn định tình hình trên thị trường tài chính toàn cầu.

G20 cũng lên kế hoạch sẽ họp vào ngày 19/3 để có được những chính sách mới hơn dành cho bitcoin và tiền ảo. Và từ buổi họp này, FSB đã kết luận một số chính sách mới dành cho tiền ảo.

Tuy nhiên, khác biệt với những dự đoán ban đầu, các quốc gia G20 bất ngờ có những góc nhìn khá "thoáng" với bitcoin.

Chủ tịch Ủy ban Sự ổn định Tài chính Mark Carney đồng thời là Thống đốc Ngân hàng Anh đã có những nhận định khá tích cực:

“Đánh giá ban đầu của FSB là tiền điện tử không gây nguy hiểm cho sự ổn định tài chính toàn cầu vào thời điểm này, một phần do lượng vốn hóa quá nhỏ để có thể tạo ảnh hưởng sâu rộng”.

Khi giá bitcoin lên đỉnh, giá trị thị trường toàn cầu của thị trường tiền điện tử thấp hơn 1% GDP toàn cầu. Chúng tôi chưa có lý do để quản lý chặt chẽ hơn thị trường này".

Tuyên bố này của ông Mark Carney có phần trái ngược với những gì chính ông nói tuần trước:
"Với những nhà lãnh đạo thì bitcoin là một trong những vấn đề cần phải quản lý. Rõ ràng, bitcoin hay tiền ảo cần phải có thảo mãn những tiêu chuẩn khắt khe như những gì chúng ta đã thấy trên thị trường chưng khoán.

"Mối quan tâm lớn nhất của Anh Quốc là việc ngăn chặn các hoạt động tội phạm sử dụng tiền kỹ thuật số để rửa tiền và tài trợ khủng bố".

Kết luận lại, FSB có những điều đồng ý với tiền ảo đáng chú ý như sau:

Đồng ý về bàn hành quản lý với việc sử dụng và sở hữu Crypto, đồng ý minh bạch và hiệu quả của Quản trị Công khai thông qua việc sử dụng Blockchain, đồng ý feedback xây dựng và phản biện đa ngành, đồng ý xây dựng bản KYC dựa trên nền tảng có lý cho các Brocker, sàn giao dịch, đồng ý phát triển kỹ năng của chính phủ trong việc truy xuất nguồn gốc.

Như vậy, FSB chưa có quyết định mạnh mẽ nào về quy định thị trường tiền ảo, cho hay khu vực mới mẻ này vẫn còn nhỏ bé, chiếm chưa đến 1% GDP thế giới khi thị trường đạt đỉnh hồi năm ngoái.

G20 chưa vội siết chặt quản lý với bitcoin.

Tuy nhiên, đây chưa phải quyết định cuối cùng của nhóm các nước G20 khi trong tuần tới, nhóm này dự tính thêm hai cuộc thảo luận riêng biệt về tiền kỹ thuật số trong nỗ lực mà những người đại diện gọi là “phản ứng chung” đối với việc quản lý.

Theo một tài liệu công khai, cuộc thảo luận này sẽ liên quan đến tiền kỹ thuật số và những ứng dụng tiềm năng của công nghệ bên dưới – blockchain.

Trong năm nay, FSB sẽ đánh giá lại các quy định tài chính, có thể đưa hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng - được xem như ngành kinh tế chính giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định, lâu dài - trở nên phải chăng hơn.

FSB cũng sẽ xem xét việc tăng cường minh bạch trong thị trường phái sinh và nghiên cứu tầm ảnh hưởng của các quy định hiện tại trong việc cấp vốn cho các công ty nhỏ.

Vào thời điểm hiện tại, khi mà G20 bật đèn xanh, bitcoin lập tức tăng giá. Ngay trong buổi tối ngày 19/3, giá bitcoin đã đi lên khoảng 1.000 USD để về ngưỡng giá trên 8.000 USD.

Tính đến đầu giờ sáng ngày 20/3, giá đồng tiền ảo liên tiếp tăng trưởng và đang giao dịch quanh 8.500 USD/BTC.
Được tạo bởi Blogger.
VIETAD
VIETAD