World Cup 2018 diễn ra ở đâu? Vào tháng nào ? Bao nhiêu ngày ?
Chỉ còn vài tháng nữa là ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh World Cup 2018 sẽ diễn ra tuy nhiên tới thời điểm này có khá là nhiều người con chưa biết World Cup 2018 sẽ được quốc gia nào tổ chứ? vào tháng mấy? và diễn ra trong bao nhiều ngày? Niếu bạn thật sự chưa biết thì hãy cùng www.8chiase.com tìm hiểu những thông tin trên nhé !
World Cup 2018 diễn ra ở đâu? Vào tháng nào ? Bao nhiêu ngày ?
Quốc gia nào sẽ đăng cai tổ chức World Cup 2018 ?
Giải vô địch bóng đá thế giới 2018 - World Cup 2018 là giải vô địch bóng đá thế giới lần thứ 21, được tổ chức tại Nga. Đây là lần đầu tiên ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh được tổ chức tại quốc gia thuộc Đông Âu và cũng là lần đầu tiên, được tổ chức tại quốc gia thuộc Liên Xô cũ đấy bạn nhé !
World Cup 2018 được tổ chức vào tháng mấy ? Trong thời gian bao lâu?
Giải vô địch bóng đá thế giới 2018 - World Cup 2018 sẽ được bắt đầu từ ngày 14 tháng 6 đến 15 tháng 7 năm 2018 như vậy là trong thời gian đúng một tháng bạn nhé !
Cụ thể nước chủ nhà Nga đã đề xuất các thành phố diễn ra World Cup 2018 sau: Kaliningrad, Kazan, Krasnodar, Moskva, Nizhny Novgorod, Rostov trên sông Đông, Sankt-Peterburg, Samara, Saransk, Sochi, Volgograd, Yaroslavl và Yekaterinburg.
Danh sách 32 đội bóng sẽ tham gia World Cup 2018 chia thành 8 bảng đấu:
- Bảng A: Nga, Saudi Arabia, Ai Cập, Uruguay.
- Bảng B: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ma rốc, Iran
- Bảng C: Pháp, Australia, Peru, Đan Mạch
- BảngD: Argentina, Iceland, Croatia, Nigeria
- Bảng E: Brazil, Thụy Sĩ, Costa Rica, Serbia
- Bảng F: Đức, Mexico, Thụy Điển, Hàn Quốc
- Bảng G: Bỉ, Panama, Tunisia, Anh Bảng
- H: Ba Lan, Senegal, Colombia, Nhật Bản
Nga là một đất nước rộng lớn, trải dài từ Á tới Âu, giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông Tây, nước Nga hấp dẫn du khách không chỉ bởi cảnh đẹp thiên nhiên thơ mộng, hùng vĩ mà còn bởi những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, lâu đời, bởi sự phát triển hiện đại xứng tầm cường quốc.
I. THÔNG TIN CHUNG
- Tên đầy đủ: Liên Bang Nga
- Vị trí địa lý: Bắc Châu A và Châu Âu (phần phía tây dãy Ural, giáp với Bắc Cực và Bắc Thái Bình Dương.
- Diện tích: 17,075,200 km2
- Dân số ( triệu người) 142.50
- Tài nguyên thiên nhiên: Dồi dào khoáng sản tự nhiên gồm mỏ, khí tự nhiên, gỗ và nhiều loại quặng khác
- Dân tộc: Nga 79.8%, Tatar 3.8%, Vương quốc Anh 2%, Bashkir 1.2 %, Chuvash 1.1%, dân tộc khác 12.1%.
- Thủ đô Matxcova
- Quốc khánh 12/6/1990
- Hệ thống pháp luật Dưa trên hệ thống luật dân sự
- GDP (tỷ USD) 2504
- Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 3.4
II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Nga (Russian) hay còn gọi là Liên Bang Nga trước đây là Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô Viết (viết tắt là Liên Xô) là quốc gia rộng nhất thế giới với diện tích 17.075.400km2 (xấp xỉ diện tích Hoa Kỳ và Trung Quốc cộng lại) trải dài từ miền Đông Châu Âu, qua trên phía Bắc Châu Á, sang đến bờ Thái Bình Dương. Phần đất liền của Nga tiếp giáp với 16 nước: Na Uy, Phần Lan, Estonia, Litva, Ba Lan Belarus, Ukraina, Gruzia, Azerbaizan, Kazahstan, Trung Quốc, Mông cổ, Bắc Hàn.
Nước Nga có diện tích khoảng 17 triệu km2 gấp 1,8 lần diện tích của nước Mỹ. Phần lớn đất đai Nga là các đồng bằng rộng lớn, ở cả Châu Âu và Châu Á. Các đồng bằng này chủ yếu là thảo Nguyên về phía nam và rừng rậm về phía bắc, với các lãnh nguyên dọc theo bờ biển phía bắc.
Các dãy núi chủ yếu nằm ở biên giới phía Nam, chẳng hạn như Caucasus (ở đây có đỉnh Elbrus, là điểm cao nhất thuộc Nga và Châu Âu với cao độ 5.633m) và dãy Altai, cũng như ở phần phía đông, chẳng hạn như dãy Verkhoyansk hoặc các núi lửa trên Kamchatka.
III. KHÍ HẬU
Khí hậu ở Nga rất đa dạng và phong phú. Nga có diện tích lãnh thổ rộng lớn, trải dài từ từ Châu Á sang phía Đông Âu, bao gồm nhiều loại vùng với các điều kiện khí hậu khác nhau. Mặc dù có nhiều biển và đại dương bao quanh nhưng do vị trí địa lý, do lãnh thổ rộng lớn nên Nga chủ yếu có khí hậu ôn đới lục địa. Phần phía bắc của Nga có khí hậu hàn đới và ven Biển Đen có khí hậu cận nhiệt đới. Với đặc điểm này mà mùa đông ở Nga rất khắc nghiệt và lạnh, nhưng mùa hè và mùa thu thời tiết lại rất dễ chịu và mát mẻ.
IV. KINH TẾ
Nước Nga đứng thứ 6 thế giới về tổng sản phẩm quốc dân và là một trong những nước đứng đầu về sản xuất than, sắt, thép, quặng, dầu lửa và xi măng. Nước Nga (Liên Xô) trở thành cường quốc hạt nhân từ 1949. Cải tổ kinh tế, từ năm 1985 đến năm 1991, do Mi-khai-in Goóc-ba-chốp tiến hành, đã chuyển nền kinh tế quản lý tập trung sang phi tập trung.
Từ năm 1991, cải tổ đựơc đẩy mạnh thông qua việc áp dụng chính sách thị trường tự do và khuyến khích doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, việc thiếu khuyến khích kinh tế đối với lực lượng lao động ảnh hưởng tới tất cả các thành phần kinh tế. Nhiều hàng hoá cơ bản bị thiếu do mạng lưới lưu thông kém. Lạm phát tràn lan và đồng rúp mất giá nhanh. Khu vực sản xuất thu hút 1/3 lực lượng lao động, gồm các ngành sản xuất thép, hoá chất, dệt và công nghiệp chế tạo máy. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng kém phát triển
Sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn, được tổ chức theo hình thức nông trường quốc doanh hay nông trang tập thể. Quyền sở hữu và canh tác đất đai tư nhân được áp dụng kể từ đầu những năm 90. Tuy đã cơ khí hoá và được ngành công nghiệp sản xuất phân bón lớn nhất thế giới hỗ trợ, song nông nghiệp của nước Nga vẫn chưa sản xuất đủ lương thực cho nhu cầu trong nước do năng suất thấp, ít kho bãi và các phương tiện vận tải. Hàng nhập khẩu từ U-crai-na và Ka-dắc-xtan cũng đóng vai trò quan trọng. Các cây trồng chính của Nga là lúa mỳ, yến mạch, khoai tây, củ cải đường và cây ăn quả. Nga có trữ lượng lớn nhất thế giới về than, 1/3 trữ lượng khí đốt và 1/3 diện tích rừng thế giới. Nga có các mỏ lớn măng gan, vàng, ka-li, bô-xít, nhôm, niken, chì, kẽm và đồng. Tiềm năng thuỷ điện, dầu và khí đốt cũng rất phong phú.
Khi lên cầm quyền, tổng thống Nga V.Pu-tin phải thừa nhận rằng những năm 90 thời En-xin cầm quyền, GDP của Nga giảm 50% chỉ còn tương đương 1/10 của Mỹ. Từ khi Pu tin lên làm thủ tướng, nhất là từ khi được bầu làm Tổng thống năm 2000, tình hình kinh tế, xã hội Nga đã có những bước chuyển biến mạnh: GDP năm 1999 tăng trưởng 3,2%, ngân sách bộ thu 90 tỷ rúp, xuất siêu 30 tỷ USD, GDP năm 2000 tăng 7%, thu nhập thực tế tăng 33,4%, thất nghiệp giảm 14,2%, dự trữ ngoại tệ là 32 tỷ USD (tháng 8 năm 1999 là 11,2 tỷ). Không những không vay nợ nước ngoài mà còn trả IMF được 4,7 tỷ USD. Sáu tháng đầu năm 2001, GDP tăng 5,4% công nghiệp 5,5%, nông nghiệp 3,5%, dự trữ ngoại tệ 32,6 tỷ USD, xuất khẩu đạt 99 tỷ USD, nhập khẩu 33 tỷ USD, sản xuất điện năng đạt 834 tỷ kWh, thuỷ điện 19%, điện nguyên tử đạt 12,82%) tiêu thụ điện 778,36 tỷ kWh.
V. VĂN HÓA
Nga là quốc gia đa số theo Chính Thống giáo vốn là một hệ phái Ki-tô giáo. Các tôn giáo khác có Phật Giáo Mật Tông, Hồi giáo, các dạng tín ngưỡng khác nhau của Tin lành, đạo Do Thái, Thiên Chúa Giáo.
· Văn hoá Nga khá đa dạng và mang nhiều nét đặc trưng thể hiện ở những nét văn hoá truyền thống như trang phục, âm nhạc, nghề truyền thống.
Một cặp váy Sarafan truyền thống của phụ nữ Nga.
Trang phục truyền thống của phụ nữ Nga gồm 4 loại cơ bản là váy poneva, váy sarafan, váy andarak và váy kubelek.
Bộ trang phục với váy poneva bao gồm có áo cánh, thắt lưng, chiếc váy poneva, yếm đằng trước, khăn đội đầu dạng con chim ác là, trang sức bằng lông chim và hạt cườm, giày được bện từ vỏ cây hoặc bằng da. Đây là troang phục có ở các tỉnh phía Nam phần Châu Âu: Vorenezh, Kaluzh, Kursk, Ryazan, Tambov, Tul, Orlov, một phần của Smolen.
Bộ trang phục váy andarak gồm áo cánh, váy, áo nâng ngực, tấm thắt lưng lớn, khăn bịt đầu kiểu kokoshnik. Chúng có mặt tại Ryazan, Orlov, Kursk, Tambov.
Trang phục truyền thống của nam là những trang phục của người Slavơ bao gồm có áo dài thắt ngang lưng, quần không quá rộng, giày da hoặc bện bằng vỏ cây, mũ có hoặc không có vành. Như một nguyên tắc, áo buông đến cạp quần thì thắt lại.
Nga rất nổi tiếng với những điệu múa dân gian được biểu diễn trong các dịp lễ hội cùng với tiếng đàn balalaika-một nhạc cụ truyền thống. Đàn balalaika không chỉ là một nhạc cụ đơn thuần mà còn mang trong mình cả tâm hồn Nga và trở thành một trong biểu tượng của văn hoá Nga.
Văn hoá Nga còn được thể hiện quạ những làng nghề truyền thống như nghề thêu thùa, đồ chơi thủ công mỹ nghệ truyền thống làm bằng đất sét của các vùng Tver, Dymkovo, Karpol, Yaroslavl, Abashevo và đặc biệt là những búp bê Matrioshka – đồ lưu niệm được tiện bằng gỗ, được vẽ bao gồm nhiều mẫu lớn nhỏ lồng vào nhau. Đây là những món quà lưu niệm được khách du lịch mua nhiều nhất khi đến Nga.
VI. TÔN GIÁO
Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo và Phật giáo là các tôn giáo truyền thống của Nga, được cho là một phần của "di sản lịch sử" Nga trong một điều luật được thông qua năm 1997. Những con số ước tính về các tín đồ rất khác biệt tuỳ theo các nguồn, và một số báo cáo đưa ra con số người vô thần ở Nga là 16–48% dân số. Chính thống giáo Nga là tôn giáo chiếm đa số ở Nga. 95% xứ đạo có đăng ký thuộc Giáo hội Chính thống Nga trong khi có một số Giáo hội Chính thống nhỏ hơn. Tuy nhiên, đa số tín đồ Chính thống không thường xuyên tới nhà thờ. Tuy thế, Nhà thờ được cả các tín đồ và người vô thần kính trọng và coi nó là một biểu tượng của di sản và văn hoá Nga. Các phái Cơ đốc giáo nhỏ hơn như Công giáo Rôma, và nhiều phái Tin Lành có tồn tại.
Tổ tiên của nhiều người Nga hiện nay đã chấp nhận Cơ Đốc giáo Chính thống ở thế kỷ thứ 10. Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2007 do Bộ ngoại giao Mỹ xuất bản đã nói rằng có xấp xỉ 100 triệu công dân coi họ là tín đồ Giáo hội Chính thống Nga. Theo một cuộc điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công chúng Nga, 63% người tham gia coi họ là tín đồ Chính thống Nga, 6% tự coi mình là tín đồ Hồi giáo và chưa tới 1% coi mình là tín đồ hoặc của Phật giáo, Công giáo, Tin Lành hay Do Thái giáo. 12% khác nói họ tin vào Chúa, nhưng không thực hiện bất kỳ tôn giáo nào và 16% nói họ là người vô thần.
VII. ẨM THỰC
Ẩm thực đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội Nga. Những ảnh hưởng của phương Tây đang có tác động đáng kể đến thói quen ăn uống và khẩu vị của người dân, khi các hãng McDonalds phát triển tràn lan, và các quán cà phê theo phong cách Paris xuất hiện trên các lề phố Moskva hay St.Petersburg. Tuy nhiên, những món ăn truyền thống và các đặc sản của Nga như rượu vodka hay bánh mì "karavai" vẫn giữ nguyên tầm quan trọng của chúng trong các bữa tiệc hay lễ lớn của Nga.
Vào mùa đông, nhiệt độ có thể xuống tới -20 °C tại thủ đô Moskva, vì thế, các thức ăn béo, giàu năng lượng như bánh mì, trứng, bơ hay sữa là rất cần thiết. Ngoài ra còn có những món đặc sản đặc biệt như schi (súp thịt bò và rau cải) hay borssh (súp củ cải đỏ với thịt lợn). Đôi khi người ta cũng ăn khoai tây nghiền, rán vào cuối bữa hoặc bliny, một loại bánh kếp ăn kèm với mật ong hoặc trứng cá.
Ngoài thức ăn, người Nga còn có nhiều đồ uống nổi tiếng trên thế giới như rượu vodka thường được làm từ lúa mạch đen hay lúa mỳ. Đôi khi nó còn được pha thêm tiêu, dâu haychanh. Một đồ uống nổi tiếng khác là sbiten, được làm từ mật ong và thêm một chút hương liệu khác như dâu. Chè cũng là một thứ đồ uống nổi tiếng khác. Nó là một loại đồ uống truyền thống và đôi khi cũng được uống kèm sữa.