Header Ads

Các đồ dùng cần có dành cho dân phượt bằng xe máy

Trước khi tổ chức một chuyến đi phượt, chúng ta sẽ cần chuẩn bị rất nhiều thứ sao cho chuyến đi được chu đáo và bảo đảm an toàn nhất. Dưới đây là danh sách các đồ dùng cần có dành cho dân phượt bằng xe máy mà bạn có thể tham khảo.

Vài năm trở lại đây, trào lưu “Phượt” đã trở nên phổ biến và nhanh chóng lan rộng trong giới trẻ hiện nay. Phượt là loại du lịch cuốn hút giới trẻ, bởi tại đó, họ có thể khám phá và trải nghiệm những cảm giác mạnh, và học hỏi được thêm nhiều kỹ năng và cuộc sống mới ở thế giới bên ngoài. Với các bạn trẻ hiện nay, phượt đang là một “mốt” du lịch thịnh hành, không cần mục tiêu, không cần chuẩn mực, hay thời gian cụ thể, chỉ cần thích là "xách ba lô lên và đi".

Các đồ dùng cần có dành cho dân phượt

Tuy nhiên, cho dù bạn là người ưa thích khám phá và không ngần ngại về những khó khăn trong chuyến đi của mình, bạn cũng nên chuẩn bị cho mình một tư trang đầy đủ, các vật dụng và đồ đạc cần thiết để đảm bảo chuyến phượt của mình được an toàn và thành công, mang lại cho mình thêm nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống. Để giúp bạn khâu chuẩn bị đồ đạc được chi tiết nhất, hôm nay chuyên mục tư vấn của Van.vn xin chia sẻ với các bạn một số đồ dùng cần có trước khi đi phượt sao cho chuyến đi được hoàn hảo nhất.

1. Chuẩn bị xe và dụng cụ kèm theo

Chuẩn bị xe

Thông thường, phương tiện chính sử dụng trong mỗi chuyến phượt là xe máy, bởi tính tiện dụng cao, không quá cồng kềnh và phù hợp với hầu hết các loại địa hình trong chuyến hành trình. Xe Minsk hiện đang được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn để đi phượt, do xe sở hữu máy khỏe, dễ đi lại trên địa hình đồi núi.


Các đồ dùng cần có dành cho dân phượt

Trước khi bắt đầu chuyến đi, hãy bảo dưỡng lại toàn bộ chiếc xe của bạn và một số chi tiết bạn cần làm là:

- Thay dầu cho xe: Cần kiểm tra lại động cơ xe và tra dầu đầy đủ cho các bộ phận cần thiết để đảm bảo xe luôn được bền bĩ khi vận hành.

- Kiểm tra lốp xe: Bạn cần đảm bảo lốp và xăm xe còn mới, và độ bám lốp tốt. Nếu không, nên thay xăm và lốp mới để đảm bảo an toàn nhất.

- Kiểm tra các bộ phận khác trên xe như ắc quy, đèn pha, còi, xi-nhan, đèn hậu và cần đảm bảo chúng đều đang hoạt động tốt.

- Gương xe: Bạn cần lắp đầy đủ cả 2 gương để tiện quan sát nhất khi sử dụng.

Chuẩn bị giấy tờ tùy thân

Các loại giấy tớ tùy thân là rất cần thiết để mang theo trong suốt hành trình để tiện sử dụng khi cần đến và đề phòng mọi bất chắc có thể xảy ra. Các loại giấy tờ tùy thân đi kèm mà bạn cần phải có bao gồm: CMND, Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe, Bảo hiểm ô tô/xe máy, hộ chiếu (nếu trường hợp xuất cảnh, hay vượt khỏi biên giới trong nước).

Mũ bảo hiểm và phụ kiện đi kèm mũ


Mũ bảo hiểm là một tư trang giúp bảo vệ bạn tránh nắng, gió, bụi và đảm bảo bạn được an toàn trước mọi tình huống xảy ra. Do vậy, để được hiệu quả hơn, nên chọn các loại mũ có kính và trùm cả đầu. Cần chọn tốt, chất lượng, không nên chọn những loại không rõ nguồn gốc mang tính chất cho có.

Ngoài ra, bạn nên chọn thêm phụ kiện đi kèm mũ bảo hiểm như dụng cụ che tai, có tác dụng giữ ấm cho tai được tốt nhất khi di chuyển trên đường.

Chuẩn bị đồ sửa xe và đồ vá xe

Bạn sẽ không đảm bảo được rằng xe không gặp trục trặc khi vận hành và không phải lúc nào cũng xuất hiện quán sửa xe cạnh bạn để sửa chữa được. Vì vậy, tự chuẩn bị cho mình túi đồ nghề sửa xe đi kèm là rất cần thiết khi bạn cần dùng tới. Một số dụng cụ bạn cần quan tâm là: Dụng cụ vá xe, bơm xe, các dụng cụ sửa xe, vòi cao su và chai đựng nước (dùng để chuyển xăng giữa các xe hay đựng xăng)

Dây buộc đồ

Các đồ dùng cần có dành cho dân phượt

Cần chuẩn bị một số dây buộc đồ dùng để chằng các dụng cụ mang theo xe, cần chọn loại có độ đàn hồi tốt, như dây cắt từ xăm xe máy hay ô tô.

Chuẩn bị xăm xe và bugi dự phòng

Cần chọn mua xăm xe (khoảng 2-3 cái) và bugi (1-2 cái) theo đúng loại xe mà bạn đang sử dụng, để có thể thay mới trong trường hợp không thể sửa chữa được.

Đổ xăng đầy bình

Đừng quên đổ xăng đầy bình trước khi xuất phát, vì khi đi phượt theo nhóm, bạn không nên khiến cả đội phải đợi mình dừng lại đổ xăng, và theo đúng nguyên tắc khi đi phượt, cần chuẩn bị đầy bình, khi cần đổ xăng thì cả đội sẽ dừng lại và cùng đồng loạt đổ.

Chuẩn bị 2 bộ chìa khóa

Để đề phòng trường hợp chìa khóa xe bị mất hay thất lạc, cần chuẩn bị 2 bộ chìa đi kèm, trong đó một bộ người điều khiển xe cầm, bộ còn lại giao cho người ngồi sau (nếu đi hai người một xe) hoặc chuyển chéo cho nhau nếu xe đi độc hành.

Túi nilong mỏng

Cần mang theo từ 5 đến 7 chiếc túi nilong mỏng màu vàng, kèm theo băng dính, giúp đề phòng khi gặp sương mù, bạn có thể dùng túi phủ lên đèn xe và dùng băng dính dán lại. Ngoài ra, lưu ý không bật đèn pha, sẽ khiến lóa mắt cho người đối diện phía trước và làm giảm thị lực của xế.

2. Chuẩn bị các đồ dùng mang theo

Balo

Tốt nhất bạn chỉ nên mang theo một balo nhỏ đặt phía trước xe, bên trong balo chỉ nên đựng một số vật dụng thiết yếu như áo mưa bộ, máy ảnh, 2 chai nước lavie loại 0.5 lít, 1 bình giữ nhiệt chứa đồ uống như trà hay cà phê, đèn pin, đồ ăn nhẹ trên đường, và thuốc men.


Quần áo và vật dụng khác sẻ được cất trong một balo loại lớn, nhưng tốt nhất nên sử dụng túi bưu tá để thay thế, vì bạn sẽ có thể nhanh chóng đổ xăng khi chằng túi này phía sau và tăng thêm không gian (nếu xe ngồi 2 người) sẽ được thoải mái hơn.

Đồ điện tử

Một số đồ điện tử bạn cần mang theo như điện thoại, máy ảnh, máy nghe nhạc, sạc pin… Nên chọn các loại điện thoại bắt sóng khỏe, có tai nghe đi kèm, chọn SIM có độ phủ sóng rộng như Viettel, Vinaphone. Hãy nhớ mang theo sạc để duy trì nguồn pin cho điện thoại.

Ngoài ra, có thể mang theo máy ảnh để lưu lại những khoảnh khắc đẹp trong chuyến phượt và mang theo máy nghe nhạc giúp ngắt cơn buồn ngủ khi đang đi xe.

Kính đi đường


Kính đi đường là vật dụng không thể thiếu, giúp bạn bảo vệ đôi mắt được rõ trước những điều kiện thời tiết khắc nghiệt của môi trường như nắng, gió, bụi bẩn… Bạn nên mang theo cả kính đi ban ngày (kính râm, kính đen) và kính đi ban đêm (kính trắng).

Găng tay

Cần chuẩn bị cả găng tay lái xe, găng tay ấm và găng tay nilon đề phòng trong trường hợp trời mưa. Cần mang theo mối loại khaongr 2-3 đôi để thay đổi.

Khẩu trang

Khẩu trang là tư trang không thể thiếu khi đi xe máy, cần mang theo từ 2 đến 3 chiếc khẩu trang dự phòng. Bạn có thể chuẩn bị thêm cả khăn quàng cổ đề phòng trời lạnh.

Giầy, dép, ủng

Cần chuẩn bị cả giầy thể thao đi đường, và giấy leo núi (nếu cần), dép nhựa để đi bộ và đi lại khi dừng chân nghỉ ngơi, ủng cao su giúp chân được khô ráo khi gặp trời mưa hay đường lầy lội, và ủng nilong (3-4 đôi) để tránh mưa.


Ngoài ra cần chuẩn bị thêm vải bọc đầu gối và khủy tay và khăn quàng cổ (loại khăn vải, nhanh khô và nên dùng khăn len).

Chuẩn bị đồ ăn, uống

Đồ ăn uống giúp bạn có năng lượng để tiếp tục cuộc hành trình. Do đó, cần chuẩn bị đầy đủ đồ ăn chính, đồ ăn vặt, nước uống sao cho hợp lý nhất.

Với đồ ăn vặt có thể mang theo Socola, bánh kẹo theo khẩu vị từng người. Đồ ăn chính nên mang theo các loại đồ ăn đóng hộp giúp bảo quản tốt hơn khi đi đường xa.

Với đồ uống, nên mang theo nên mang theo từ 1-2 chai nước lọc, loại 0.5 lít và cà phê, trà giúp tỉnh táo, cắt cơn buồn ngủ. Cần mang theo bình giữ nhiệt để pha các loại đồ uống này.

Quần áo


Khi đi đường, nên chọn các loại quần áo dày dặn, có khả năng chống bụi, chống gió tốt, và ít gây xây xát nếu không may bị ngã xe. Nếu có điều kiện, bạn có thể sắm cho mình một bộ quần áo chuyên dụng cho người đi mô tô để được đảm bảo an toàn nhất. Nên mang theo từ một đến 2 bộ quần áo đi đường để tiện thay thế khi cần.

Với quần áo mưa nên chọn loại liền bộ chắc chắn, không mang theo loại áo mưa cánh rơi, hay áo mưa giấy, rất dễ rách và cản gió khi đi xe.

Các loại quần áo mặc bên trong, bạn có thể mang theo áo phông, quần lót, quần cộc đủ để thay mỗi ngày. Ngoài ra, cần mang theo một đến hai chiếc áo len để giúp tránh lạnh về đêm và mặc bên trong khi đi xe. Bạn có thể mang theo một số loại trang phục khác tùy theo ý thích, nhưng không nên mang quá nhiều tránh cồng kềnh khi đi đường xa.

Các đồ dùng vệ sinh các nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, xà phòng, nước hoa… cũng là những tư trang không thể thiếu khi đi phượt đường dài.

Chúc các bạn có một hành trình thú vị!
Được tạo bởi Blogger.
VIETAD
VIETAD