Header Ads

Nhật Bản "Cầu Cứu" nhóm G20 để giải quyết việc quản lý cryptocurrency

Sau khi vấp phải nhiều vấn đề với tiền ảo Nhật Bản đang cầu cứu các quốc gia trong nhóm G20 để giải quyết việc quản lý cryptocurrency.

Nhật Bản đang là một trong những quốc gia mở cửa nhất đối với đồng tiền ảo. Điều này tạo ra nhiều cơ hội phát triển và phương thức thanh toán tiện lợi cho thị trường nước này.

Tuy nhiên, tiền ảo cũng mang lại những khó khăn trong vấn đề quản lý với xứ sở mặt trời mọc.

Chẳng nói đâu xa, trong 3 tháng đầu năm, tại Nhật Bản đã xuất hiện hàng loạt vụ lùm xùm với tiền ảo.

Mới đây nhất, theo thông tin từ CoinDesk, Cảnh sát Nhật Bản vừa công bố có tới 669 vụ án rửa tiền có liên quan đến tiền ảo đã bị phanh phui tại quốc gia này trong 8 tháng cuối năm 2017.

Nhật Bản đang gặp nhiều vấn đề với tiền ảo.

Sàn giao dịch tiền thuật toán Coincheck của Nhật Bản, một trong những sàn lớn nhất quốc gia này, vừa bị hacker đánh cắp 523 đồng NEM, trị giá 534 triệu USD theo tỷ giá ngày 26/1.
Vụ "cướp" tiền ảo này dựa trên trên một vài giao dịch không được cấp phép từ một ví nóng vào 3h ngày 26/1 giờ Nhật Bản.

Ngay sau vụ việc, sàn Coincheck đã tổ chức họp báo công bố chi tiết vụ hack tiền ảo cũng như kế hoạch khắc phục của sàn này.

Chính vì thế, Nhật Bản đang phải "cầu cứu" nhóm các nước G20 (20 quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới) để giải quyết bài toán quản lý và chống rửa tiền bằng tiền kỹ thuật số.

Tuy nhiên, kế hoạch này chưa được nhiều quốc gia G20 đồng thuận bởi lẽ đồng tiền điện tử đang gây tranh cãi trên toàn thế giới. Rõ ràng, để thống nhất trong các quốc gia này cần phải có thời gian kéo dài.

Theo Reuters, mặc dù tiền ảo không thiếu những scandal nhưng quan điểm của hầu hêt các quốc gia G20 không quá gay gắt với mảng này. Dự kiến, các quốc gia manh nhất thế giới sẽ nhóm họp trong tháng 5/2018 tại thủ đô Buenos Aires, Argentina.

G20 bao gồm nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Italia và Canada cùng với một số thành viên Liên minh châu Âu (EU), Argentina, Australia, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga, Ả Rập Xê-út, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Rõ ràng, Nhật Bản chắc chắn sẽ không phải một mình chiến đấu trên chiến trường quản lý tiền ảo. Bên cạnh đó, đến ngày 9/2, các quan chức cấp cao từ Pháp và Đức cũng kêu gọi nhóm G20 thảo luận về hành động phối hợp quản lý quốc tế thị trường tiền điện tử.

Argentina, quốc gia đang là Chủ tịch luân phiên của G20 đã nhận được thư yêu của Bộ trưởng Tài chính Pháp và Bộ trưởng tài chính Đức về vấn đề quản lý tiền điện tử.

Hồi đầu tháng, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cũng chỉ ra rằng ông sẽ đề cao chủ đề quy định về thị trường tiền điện tử trong hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới. Giống như Nhật Bản, ông nêu ra các vấn đề sử dụng cryptocurrency trong rửa tiền và các hoạt động bất hợp pháp khác.

Như vậy, quản lý tiền ảo đang trở thành vấn đề toàn cầu. Trong tương lai không xa, rất có thể tiền ảo sẽ được điều hành một các thông suốt và phát triển thành một phương tiên thanh toán hàng đầu trên thế giới.
Được tạo bởi Blogger.
VIETAD
VIETAD